Mô hình chăn nuôi bò sinh sản ” trên địa bàn Thành phố Tây Ninh

Trao bò cho hộ nghèo (Hình minh họa)

Trao bò cho hộ nghèo (Hình minh họa)

Thành phố Tây Ninh là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh gồm: 07 phường, 03 xã. Diện tích tự nhiên 140km2; dân số hiện có là 132.054 người; mật độ dân số 943,24/km2,toàn thành phố có 312 hộ nghèo và 324 hộ cận nghèo.

Hội Chữ thập đỏ Thành phố Tây Ninh là đơn vị có nhiều hoạt động phong trào phong phú, giúp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, cải thiện đời sống hàng ngày giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, nổi  bật nhấtlà “Mô hình chăn nuôi bò sinh sản” giúp cho 79 gia đình có thu nhập ổn định, góp phần cùng với Đảng và chính quyền địa phương thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Hội Chữ thập đỏ Thành phố xin báo cáo một số nét nổi bật của mô hình chăn nuôi bò sinh sản được phát động và duy trì bền vững có hiệu quả, thiết thực trong đời sống người dân trong thời gian qua:

Mục đích của Hội là làm mọi việc có thể làm được để giúp cho người có hoàn cảnh khó khăn. Với ý tưởng là giúp vốn lâu dài cho người nghèo, hội viên, người hiến máu nhiều lần, người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập ổn định (nếu cho quà chỉ giải quyết khó khăn cấp bách trước mắt).Sau khi khảo sát tại cơ sở phường, xã cùng các ngành đoàn thể, Ban Thương binh xã hội địa phương thống nhất, danh sách hộ nghèo và khó khăn.

Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ Thành phố Tây Ninh lên kế hoạch vận động và thông qua Ban Chấp hành Hội, trong đó có các mạnh thường quân đóng trên địa bàn, sau khi trình bày phương án, thì có ông Huỳnh Ngọc Hùng Chủ cơ sơ sản xuất vỏ ruột xe Tân Tiến đóng tại địa bàn xã Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, đã tự nguyện đóng góp cho Hội 43 con bò sinh sản, giúp cho người nghèo ở địa phương, với tâm làm từ thiện không có điều kiện gì khác chỉ mong muốn là Hội Chữ thập đỏ cố gắng giữ nguồn bò ban đầu, có phát triển để giúp nhiều người hơn nữa trên địa bàn thành phố.

Thực hiện tâm quyết trên,Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ Thành phố Tây Ninhđã tổ chức trao 43 con bò cho 43 hộ nghèo được bình xét ở địa phương (có hợp đồng chăn nuôi và cam kết), trong 5 năm bò đẻ bê con được hưởng trọn không phải chia, hay đóng góp cho Hội. Sau 2 năm thì trả bò mẹ lại cho Hội để xét và giúp cho đối tượng nghèo khác ở địa phương.

Kết quả đạt được từ năm 2011 – 2016:

– Năm 2011 sinh sản 17 con bê (10 bê cái, 7 bê đực), tổng thu nhập là: 200.000.000đ.

– Năm 2012 sinh sản 19 con bê (12 bê cái, 7 bê đực), tổng thu nhập là: 250.000.000đ.

– Năm 2013 sinh sản 17 con bê (10 bê cái, 7 bê đực), tổng thu nhập là: 310.000.000đ.

– Năm 2014 có 19 con bò sinh sản (12 con bò cái, 7 con bò đực) thu nhập từ bán bò sinh sản là 335.000.000đ.

– Năm 2015 có 9 con bò sinh sản (07 con bò cái, 2 con bò đực)Thu nhập từ bán bò sinh sản là 395.000.000đ.

* Hiệu quả đem lại trong 5 năm:

– Tổng số người nuôi trong 5 năm là: 79 người

– Tổng số bò sinh sản trong 5 năm là: 111 con bê ( trong đó, người nuôi bán 65 con bê, để lại sinh sản tiếp 54 con bê)

Từ việc nuôi bò đã giải quyết cho hơn 16.000 công lao động, có công ăn việc làm (có gia đình nuôi nối tiếp, có 1 số gia đình bán để giải quyết khó khăn gia đình) mô hình chăn nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống người dân.

Có được kết quả trên làđược sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền phường, xã; sự hỗ trợ bằng vật chất của các doanh nghiệp, trên địa bàn; sự quản lý và điều hành kiểm tra công việc của Hội CTĐ Thành phố thường xuyên.Địa bàn có đất sản xuất nông nghiệp, có đồng cỏ để chăn nuôi bò.Việc thực hiện và chấp hành của các hộ chăn nuôi trong quá trình thực hiện hợp đồng – cam kết được thuận lợi.

Tuy nhiêncòn một số phường, xã do thay đổi Chủ tịch Hội nên việc quản lý theo dõi bò chưa liên tục; con giống đã qua sinh sản nhiều nên sinh sản thưa, giống bò không được tốt, trong thời gian nuôi gặp nhiều sự cố phải đổi; Đối tượng được xét cho bò sinh sản thiếu kiến thức, không biết chăn nuôi và chăm sóc nên còn nhiều khó khăn.

Như vậyqua thời gian thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản Hội Chữ thập đỏ Thành phố xác định, nhiệm vụ trọng tâm của Hội cần thực hiện là đem lại lợi ích từ việc làm thiết thực của Hội cho nhân dân,cho xã hội, được mọi người trong xã hội ủng hộ    

Sắp tới  Hội CTĐ thành phố tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục vận động trong nhân dân, mạnh thường quân hỗ trợ để đàn bò được phát triển nhiều hơn, chuyển đổi phương thức mô hình nuôi bò sinh sản giống như Chương trình “Ngân hàng bò”  hiện nay của Hội CTĐ của tỉnh, nghĩa là trao bò giống, khi đẻ bê con đầu tiên, sau thời gian nuôi Hội sẽ giao bò con cho hộ nghèo mới, người nuôi bò sẽ toàn quyền sử dụng con bò,, như vậy sẽ làm trẻ hóa đàn bò.

                                                                                                                                                   BCH HỘI CTĐ THÀNH PHỐ TÂY NINH